Bối cảnh và nguyên nhân Chiến_tranh_Thanh-Nhật

Nhật Bản từ lâu đã mong ước mở rộng lãnh địa của mình vào đại lục Đông Á. Trong thời kỳ cai trị của Toyotomi Hideyoshi vào cuối thế kỷ 16, Các cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản (1592-1598) nhưng sau thành công ban đầu đã không thể giành được thắng lợi và kiểm soát hoàn toàn Triều Tiên.

Sau hai thế kỷ, chính sách đóng cửa đất nước dưới thời Mạc phủ Tokugawa đã đi đến kết thúc khi Nhật Bản bị Hoa Kỳ ép mở cửa giao thương vào năm 1854. Những năm tiếp theo cuộc Minh Trị duy tân năm 1868 và sự sụp đổ của chế độ mạc phủ, Nhật Bản đã tự chuyển đổi từ một xã hội khá lạc hậu và phong kiến sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Nhật đã cử các phái đoàn và sinh viên đi khắp thế giới để học và hấp thụ khoa học và nghệ thuật phương Tây, điều này đã được thực hiện nhằm giúp Nhật Bản tránh khỏi rơi vào ách thống trị của nước ngoài và cũng giúp cho Nhật có thể cạnh tranh ngang ngửa với các cường quốc phương Tây.

Xung đột về Triều Tiên

Là một quốc gia mới nổi, Nhật Bản chuyển hướng sự chú ý của mình đến Triều Tiên. Để bảo vệ an ninh và các lợi ích của mình, Nhật Bản vừa muốn sáp nhập Triều Tiên trước khi nó bị bất kỳ một cường quốc nào khác chiếm, hay ít nhất là đảm bảo Triều Tiên vẫn duy trì được nền độc lập của mình bằng cách phát triển các nguồn lực của nó và cải cách chính trị. Như cố vấn người Phổ cho quân đội Minh Trị Jakob Meckel đã nói, Triều Tiên là "con dao chỉ thẳng vào trái tim nước Nhật". Nhật Bản cảm thấy một cường quốc khác có sự hiện diện quân sự tại bán đảo Triều Tiên sẽ bất lợi cho an ninh quốc gia Nhật Bản, và vì vậy Nhật Bản quyết tâm chấm dứt quyền bá chủ của Trung Quốc với Triều Tiên. Hơn nữa, Nhật Bản nhận ra rằng có thể tiếp cận với than và quặng sắt Triều Tiên sẽ có lợi cho sự phát triển nền tảng công nghiệp Nhật Bản.

Triều Tiên vẫn nạp cống phẩm theo truyền thống và tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhà Thanh. Triều đại này cũng có ảnh hưởng lớn đến những vị quan bảo thủ Triều Tiên tập hợp xung quanh Hoàng gia của nhà Triều Tiên. Trong khi đó, nội bộ Triều Tiên bị chia rẽ. Những người cải cách muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Nhật Bản và các nước phương Tây. Sau Chiến tranh Nha phiếnChiến tranh Pháp-Thanh, Đại Thanh đã yếu hơn và không thể kháng cự lại sự can thiệp chính trị và xâm phạm lãnh thổ của các cường quốc phương Tây (xem Hiệp ước bất bình đẳng). Nhật Bản thấy được cơ hội của mình trong việc thay thế ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên.

Ngày 27 tháng 2 năm 1876, sau khi các sự kiện nào đó và đối đầu với những người chủ trương cô lập Triều Tiên và người Nhật, Nhật Bản áp đặt Hòa ước Giang Hoa lên Triều Tiên, ép Triều Tiên phải tự mở cửa cho người Nhật và ngoại thương và tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại.

Năm 1884 một nhóm các nhà cải cách thân Nhật lật đổ nhanh chóng chính quyền bảo thủ thân Trung Quốc trong một cuộc đảo chính đẫm máu. Tuy vậy, phe thân Đại Thanh, với sự giúp đỡ của quân đội nhà Thanh dưới quyền Viên Thế Khải, đã giành lại được quyền kiểm soát bằng một cuộc lật đổ không kém phần đẫm máu, dẫn đến cái chết của rất nhiều người cải cách. Họ còn đốt cháy Công sứ quán Nhật Bản và gây ra cái chết của vài người bảo vệ tòa công sứ và công dân Nhật. Điều này dẫn đến một sự kiện giữa Nhật Bản và Đại Thanh, nhưng cuối cùng được giải quyết bằng Điều ước Thiên Tân năm 1885, theo đó hai phía đồng ý: (a) đồng thời rút quân đội viễn chinh khỏi bán đảo Triều Tiên; (b) không gửi chuyên gia quân sự đến để huấn luyện quân đội Triều Tiên; và (c) thông báo cho phía bên kia trước khi một bên quyết định điều quân đến Triều Tiên. Tuy vậy, người Nhật Bản nổi giận vì những nỗ lực liên tiếp của người Trung Quốc nhằm làm xói mòn ảnh hưởng của họ tại Triều Tiên.